/**
* Observe how the user enters content into the comment form in order to determine whether it's a bot or not.
*
* Note that no actual input is being saved here, only counts and timings between events.
*/
( function() {
// Passive event listeners are guaranteed to never call e.preventDefault(),
// but they're not supported in all browsers. Use this feature detection
// to determine whether they're available for use.
var supportsPassive = false;
try {
var opts = Object.defineProperty( {}, 'passive', {
get : function() {
supportsPassive = true;
}
} );
window.addEventListener( 'testPassive', null, opts );
window.removeEventListener( 'testPassive', null, opts );
} catch ( e ) {}
function init() {
var input_begin = '';
var keydowns = {};
var lastKeyup = null;
var lastKeydown = null;
var keypresses = [];
var modifierKeys = [];
var correctionKeys = [];
var lastMouseup = null;
var lastMousedown = null;
var mouseclicks = [];
var mousemoveTimer = null;
var lastMousemoveX = null;
var lastMousemoveY = null;
var mousemoveStart = null;
var mousemoves = [];
var touchmoveCountTimer = null;
var touchmoveCount = 0;
var lastTouchEnd = null;
var lastTouchStart = null;
var touchEvents = [];
var scrollCountTimer = null;
var scrollCount = 0;
var correctionKeyCodes = [ 'Backspace', 'Delete', 'ArrowUp', 'ArrowDown', 'ArrowLeft', 'ArrowRight', 'Home', 'End', 'PageUp', 'PageDown' ];
var modifierKeyCodes = [ 'Shift', 'CapsLock' ];
var forms = document.querySelectorAll( 'form[method=post]' );
for ( var i = 0; i < forms.length; i++ ) {
var form = forms[i];
var formAction = form.getAttribute( 'action' );
// Ignore forms that POST directly to other domains; these could be things like payment forms.
if ( formAction ) {
// Check that the form is posting to an external URL, not a path.
if ( formAction.indexOf( 'http://' ) == 0 || formAction.indexOf( 'https://' ) == 0 ) {
if ( formAction.indexOf( 'http://' + window.location.hostname + '/' ) != 0 && formAction.indexOf( 'https://' + window.location.hostname + '/' ) != 0 ) {
continue;
}
}
}
form.addEventListener( 'submit', function () {
var ak_bkp = prepare_timestamp_array_for_request( keypresses );
var ak_bmc = prepare_timestamp_array_for_request( mouseclicks );
var ak_bte = prepare_timestamp_array_for_request( touchEvents );
var ak_bmm = prepare_timestamp_array_for_request( mousemoves );
var input_fields = {
// When did the user begin entering any input?
'bib': input_begin,
// When was the form submitted?
'bfs': Date.now(),
// How many keypresses did they make?
'bkpc': keypresses.length,
// How quickly did they press a sample of keys, and how long between them?
'bkp': ak_bkp,
// How quickly did they click the mouse, and how long between clicks?
'bmc': ak_bmc,
// How many mouseclicks did they make?
'bmcc': mouseclicks.length,
// When did they press modifier keys (like Shift or Capslock)?
'bmk': modifierKeys.join( ';' ),
// When did they correct themselves? e.g., press Backspace, or use the arrow keys to move the cursor back
'bck': correctionKeys.join( ';' ),
// How many times did they move the mouse?
'bmmc': mousemoves.length,
// How many times did they move around using a touchscreen?
'btmc': touchmoveCount,
// How many times did they scroll?
'bsc': scrollCount,
// How quickly did they perform touch events, and how long between them?
'bte': ak_bte,
// How many touch events were there?
'btec' : touchEvents.length,
// How quickly did they move the mouse, and how long between moves?
'bmm' : ak_bmm
};
var akismet_field_prefix = 'ak_';
if ( this.getElementsByClassName ) {
// Check to see if we've used an alternate field name prefix. We store this as an attribute of the container around some of the Akismet fields.
var possible_akismet_containers = this.getElementsByClassName( 'akismet-fields-container' );
for ( var containerIndex = 0; containerIndex < possible_akismet_containers.length; containerIndex++ ) {
var container = possible_akismet_containers.item( containerIndex );
if ( container.getAttribute( 'data-prefix' ) ) {
akismet_field_prefix = container.getAttribute( 'data-prefix' );
break;
}
}
}
for ( var field_name in input_fields ) {
var field = document.createElement( 'input' );
field.setAttribute( 'type', 'hidden' );
field.setAttribute( 'name', akismet_field_prefix + field_name );
field.setAttribute( 'value', input_fields[ field_name ] );
this.appendChild( field );
}
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
form.addEventListener( 'keydown', function ( e ) {
// If you hold a key down, some browsers send multiple keydown events in a row.
// Ignore any keydown events for a key that hasn't come back up yet.
if ( e.key in keydowns ) {
return;
}
var keydownTime = ( new Date() ).getTime();
keydowns[ e.key ] = [ keydownTime ];
if ( ! input_begin ) {
input_begin = keydownTime;
}
// In some situations, we don't want to record an interval since the last keypress -- for example,
// on the first keypress, or on a keypress after focus has changed to another element. Normally,
// we want to record the time between the last keyup and this keydown. But if they press a
// key while already pressing a key, we want to record the time between the two keydowns.
var lastKeyEvent = Math.max( lastKeydown, lastKeyup );
if ( lastKeyEvent ) {
keydowns[ e.key ].push( keydownTime - lastKeyEvent );
}
lastKeydown = keydownTime;
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
form.addEventListener( 'keyup', function ( e ) {
if ( ! ( e.key in keydowns ) ) {
// This key was pressed before this script was loaded, or a mouseclick happened during the keypress, or...
return;
}
var keyupTime = ( new Date() ).getTime();
if ( 'TEXTAREA' === e.target.nodeName || 'INPUT' === e.target.nodeName ) {
if ( -1 !== modifierKeyCodes.indexOf( e.key ) ) {
modifierKeys.push( keypresses.length - 1 );
} else if ( -1 !== correctionKeyCodes.indexOf( e.key ) ) {
correctionKeys.push( keypresses.length - 1 );
} else {
// ^ Don't record timings for keys like Shift or backspace, since they
// typically get held down for longer than regular typing.
var keydownTime = keydowns[ e.key ][0];
var keypress = [];
// Keypress duration.
keypress.push( keyupTime - keydownTime );
// Amount of time between this keypress and the previous keypress.
if ( keydowns[ e.key ].length > 1 ) {
keypress.push( keydowns[ e.key ][1] );
}
keypresses.push( keypress );
}
}
delete keydowns[ e.key ];
lastKeyup = keyupTime;
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
form.addEventListener( "focusin", function ( e ) {
lastKeydown = null;
lastKeyup = null;
keydowns = {};
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
form.addEventListener( "focusout", function ( e ) {
lastKeydown = null;
lastKeyup = null;
keydowns = {};
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
}
document.addEventListener( 'mousedown', function ( e ) {
lastMousedown = ( new Date() ).getTime();
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
document.addEventListener( 'mouseup', function ( e ) {
if ( ! lastMousedown ) {
// If the mousedown happened before this script was loaded, but the mouseup happened after...
return;
}
var now = ( new Date() ).getTime();
var mouseclick = [];
mouseclick.push( now - lastMousedown );
if ( lastMouseup ) {
mouseclick.push( lastMousedown - lastMouseup );
}
mouseclicks.push( mouseclick );
lastMouseup = now;
// If the mouse has been clicked, don't record this time as an interval between keypresses.
lastKeydown = null;
lastKeyup = null;
keydowns = {};
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
document.addEventListener( 'mousemove', function ( e ) {
if ( mousemoveTimer ) {
clearTimeout( mousemoveTimer );
mousemoveTimer = null;
}
else {
mousemoveStart = ( new Date() ).getTime();
lastMousemoveX = e.offsetX;
lastMousemoveY = e.offsetY;
}
mousemoveTimer = setTimeout( function ( theEvent, originalMousemoveStart ) {
var now = ( new Date() ).getTime() - 500; // To account for the timer delay.
var mousemove = [];
mousemove.push( now - originalMousemoveStart );
mousemove.push(
Math.round(
Math.sqrt(
Math.pow( theEvent.offsetX - lastMousemoveX, 2 ) +
Math.pow( theEvent.offsetY - lastMousemoveY, 2 )
)
)
);
if ( mousemove[1] > 0 ) {
// If there was no measurable distance, then it wasn't really a move.
mousemoves.push( mousemove );
}
mousemoveStart = null;
mousemoveTimer = null;
}, 500, e, mousemoveStart );
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
document.addEventListener( 'touchmove', function ( e ) {
if ( touchmoveCountTimer ) {
clearTimeout( touchmoveCountTimer );
}
touchmoveCountTimer = setTimeout( function () {
touchmoveCount++;
}, 500 );
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
document.addEventListener( 'touchstart', function ( e ) {
lastTouchStart = ( new Date() ).getTime();
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
document.addEventListener( 'touchend', function ( e ) {
if ( ! lastTouchStart ) {
// If the touchstart happened before this script was loaded, but the touchend happened after...
return;
}
var now = ( new Date() ).getTime();
var touchEvent = [];
touchEvent.push( now - lastTouchStart );
if ( lastTouchEnd ) {
touchEvent.push( lastTouchStart - lastTouchEnd );
}
touchEvents.push( touchEvent );
lastTouchEnd = now;
// Don't record this time as an interval between keypresses.
lastKeydown = null;
lastKeyup = null;
keydowns = {};
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
document.addEventListener( 'scroll', function ( e ) {
if ( scrollCountTimer ) {
clearTimeout( scrollCountTimer );
}
scrollCountTimer = setTimeout( function () {
scrollCount++;
}, 500 );
}, supportsPassive ? { passive: true } : false );
}
/**
* For the timestamp data that is collected, don't send more than `limit` data points in the request.
* Choose a random slice and send those.
*/
function prepare_timestamp_array_for_request( a, limit ) {
if ( ! limit ) {
limit = 100;
}
var rv = '';
if ( a.length > 0 ) {
var random_starting_point = Math.max( 0, Math.floor( Math.random() * a.length - limit ) );
for ( var i = 0; i < limit && i < a.length; i++ ) {
rv += a[ random_starting_point + i ][0];
if ( a[ random_starting_point + i ].length >= 2 ) {
rv += "," + a[ random_starting_point + i ][1];
}
rv += ";";
}
}
return rv;
}
if ( document.readyState !== 'loading' ) {
init();
} else {
document.addEventListener( 'DOMContentLoaded', init );
}
})();Báo Chí Nói Về Dự Án – Công Viên Nghĩa Trang
https://congviennghiatrang.com
Lạc Hồng Viên - Trọn Một Chữ TìnhThu, 20 Jan 2022 10:11:36 +0000vi
hourly
1 https://wordpress.org/?v=6.7.2https://congviennghiatrang.com/wp-content/uploads/2021/02/cropped-logo1-32x32.pngBáo Chí Nói Về Dự Án – Công Viên Nghĩa Trang
https://congviennghiatrang.com
3232Người dân tấp nập đi tảo mộ cuối năm ở Lạc Hồng Viên
https://congviennghiatrang.com/tao-mo-cuoi-nam-o-lac-hong-vien/
Thu, 20 Jan 2022 10:04:36 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=2760Vào những ngày cuối cùng của năm cũ, người dân khắp cả nước lại đi tảo mộ cuối năm, dọn dẹp phần mộ, thắp hương mời ông bà, tổ tiên trong gia tộc về đón Tết cùng với con cháu.
Người dân Hà Nội đi tảo mộ cuối năm ở Lạc Hồng Viên
Người dân tấp nập đi tảo mộ dịp cuối năm – 1
Với người dân Việt Nam, tục tảo mộ trước Tết Nguyên đán là nét đẹp văn hóa không thể thiếu, đây là cách để con cháu nhớ về tổ tiên và mong muốn gia tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, tài lộc. Vì thế gia đình nào bận mấy cũng cố gắng thu xếp thời gian tảo mộ cuối năm.
Theo ghi nhận, tại một nghĩa trang thuộc phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), nhiều người dân đã mang theo lễ vật, thắp hương cúng bái tổ tiên, người thân đã mất. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhiều gia đình tranh thủ đi từ sớm.
Hơn 8h sáng, 15 người trong gia đình bà Phạm Thị Nghiêm ở đường Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) sắp xếp đồ lễ, hoa quả, bánh chưng, vàng mã… di chuyển lên nghĩa trang.
Sau hơn một giờ ngồi xe, gia đình bà Nghiêm đã có mặt tại phần mộ của các cụ và người chồng của bà. “Một năm khoảng 3 lần vào dịp Tết Thanh minh, rằm tháng Bảy và dịp cuối năm là gia đình tôi lại tụ họp lên trên Lạc Hồng Viên để dọn dẹp, nhổ cỏ, thắp hương cho các cụ và chồng của tôi”, bà Nghiêm chia sẻ.
“Hơn nửa năm nay dịch bệnh bùng phát, cứ cách ly suốt, chúng tôi không thể lên thăm bố mẹ được”, bà Nghiêm nói và cho biết cuối năm, khi gia đình đã tiêm đủ vaccine, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người bà sắp xếp lên sớm lau chùi bát hương, nhổ chân nhang… mời bố mẹ và chồng về ăn Tết.
Trong nghi thức tảo mộ ngày cuối năm người dân thường mang những sính lễ như: Vàng hương, hoa quả, bánh chưng, xôi, giò… đồng thời việc dọn dẹp, lau chùi hay phát quang cây cỏ dại quanh ngôi mộ thường được người dân thực hiện.
Còn gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Sáng sớm nay gia đình tôi đã lên thắp hương tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng và bây giờ xuống phần mộ để thắp hương, mời bố mẹ về ăn Tết”.
Sau khi viếng mộ gia tộc và mời người đã khuất về ăn Tết cùng với con cháu thì ông Liêm tin rằng các cụ “sống khôn chết thiêng” sẽ phù hộ, độ trì cho con cháu một năm mới dồi dào sức khỏe, mọi việc như ý, gặp mọi điều may mắn.
Trao đổi với phóng viên, đại đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tục tảo mộ đối với người Việt đã có từ rất lâu. Hàng năm khi Tết đến xuân về các gia đình về nơi mộ phần dòng tộc của mình ở quê hoặc ở nơi nào đó có người thân đã được an táng để thực hiện việc này.
“Tại đây con cháu sẽ dọn dẹp, sửa sang lại mộ phần, quét dọn, phát cỏ cây, sơn sửa lại sau thời gian dài không lên thăm. Tục tảo mộ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu khi trở về quê hương hay các nơi an táng sau thời gian dài đi làm ăn hoặc không về được.
Nhân dịp đó, mọi người quây quần, sum họp để thực hiện nghi thức, nghi lễ tảo mộ. Nghi thức đó để mời tổ tiên ông bà, những người đã khuất về với con cháu vui xuân đón Tết, đó là ý nghĩa của ngày đi tảo mộ mà người dân Việt đã có phong tục này rất lâu”, đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.
Năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đại đức Thích Trí Thịnh khuyến cáo người dân khi đến nơi công cộng, đông người thực hiện nghiêm quy tắc 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng. Đó cũng là phần việc, trách nhiệm của mỗi người, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, khi làm việc đó, bản thân cũng được an lành.
]]>Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân an nghỉ ở Lạc Hồng Viên
https://congviennghiatrang.com/nghe-si-ngo-manh-lan/
Fri, 17 Sep 2021 17:01:00 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=2500Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân – người vẽ truyện tranh “Dế mèn phiêu lưu ký” – qua đời chiều 15/9 vì bệnh già, thọ 87 tuổi.
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ – cháu ngoại nghệ sĩ cho biết: “Ông ra đi thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là điều an ủi duy nhất trong nỗi đau lớn này”. Người cháu nói thời gian trước khi bệnh trở nên trầm trọng, ông vẫn vẽ hàng ngày. Ông vẽ chân dung ba cháu nội và chắt (con trai anh Vũ). Ông vẽ phong cảnh làng quê với hình ảnh thôn nữ đang gieo mạ, tranh tĩnh vật như những lọ hoa, cây hoa xung quanh mình. Những năm cuối đời, ông vẫn hàng ngày đọc và tổng hợp tài liệu, như tính cách từ trước tới nay của ông – luôn làm việc, suy nghĩ không ngừng.
Lễ viếng nghệ sĩ diễn ra vào sáng 22/9 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Linh cữu được an táng tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.
Đạo diễn – họa sĩ Ngô Mạnh Lân (1934 – 2021). Ông là một trong những nghệ sĩ đặt nền móng cho nghệ thuật làm phim hoạt hình của Việt Nam. Ảnh: Facebook Dinh Tien Vu
Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân sinh năm 1934 tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Năm 16 tuổi, ông đến với mỹ thuật, tham gia khóa học đầu tiên của trường Mỹ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc do họa sĩ Tô Ngọc Vân phụ trách. Tốt nghiệp, ông vào phục vụ trong quân đội, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và có nhiều ký họa kháng chiến. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1956, ông được cử đi học khoa Đạo diễn hoạt hình tại Đại học Quốc gia Điện ảnh Liên Xô (cũ). Về nước, ông làm việc tại Xưởng phim Hoạt họa búp bê Việt Nam, nay là Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.
Công viên Lạc Hồng Viên là nơi an nghỉ của Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên với “lưng tựa núi, mặt hướng sông” được nhiều người lựa chọn là nơi an nghỉ cuối cùng
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên được rất nhiều người lựa chọn là nơi an nghỉ cuối cùng. Tính đến thời điểm hiện tại, Lạc Hồng Viên là nơi an nghỉ của hàng ngàn người đã khuất (chưa tính số lượng những người mua sẵn để dành cho gia đình, dòng tộc). Rất nhiều người nổi tiếng đã chọn an nghỉ tại Lạc Hồng Viên như Nhạc sĩ An Thuyên, PGS. Văn Như Cương, NSND Đình Quang, NSND Anh Tú, NSND Trung Kiên, PGS.TS Hoàng Vĩnh Giang và giờ là Nghệ sĩ Ngô Mạnh Lân
]]>https://www.youtube.com/embed/UC2kc1u22j6Báo Chí Nói Về Dự Ánnonadult“Kiến trúc sư trưởng” thể thao Việt Nam ông Hoàng Vĩnh Giang an nghỉ tại Lạc Hồng Viên
https://congviennghiatrang.com/kien-truc-su-truong-hoang-vinh-giang/
Fri, 17 Sep 2021 15:35:04 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=2495Ông Hoàng Vĩnh Giang – phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, phó chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, sẽ được an táng tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên.
Ông Hoàng Vĩnh Giang sinh năm 1946 và là một trong những người có công lớn nhất đối với nền thể thao Việt Nam hiện nay. Sinh thời, ông Hoàng Vĩnh Giang là một vận động viên nhảy cao nổi tiếng.
Trong sự nghiệp quản lý, ông từng làm giám đốc Sở Thể thao Hà Nội. Trong giai đoạn làm giám đốc sở, với quan điểm “đi tắt đón đầu”, ông Giang đã giúp thể thao Hà Nội và Việt Nam đào tạo nên thế hệ vận động viên lừng lẫy, giành vị trí nhất toàn đoàn tại SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam.
Ông Hoàng Vĩnh Giang là một trong những người có công lớn nhất đối với nền thể thao Việt Nam hiện nay
Trong vai trò Phó chủ tịch VOC và Phó chủ tịch Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, ông Hoàng Vĩnh Giang có đóng góp rất lớn cho thể thao Việt Nam nhiều năm qua. Không chỉ giỏi chuyên môn, giỏi nhiều ngoại ngữ: Anh, Nga, Trung, Pháp… ông Hoàng Vĩnh Giang còn là nhà ngoại giao số 1 của thể thao Việt Nam.
Việc đưa một số đại hội thể thao về Việt Nam như: SEA Games 2003, Đại hội thể thao châu Á trong nhà 2009, Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016… có công rất lớn của ông Hoàng Vĩnh Giang. Vì những đóng góp to lớn cho sự nghiệp thể thao Việt Nam, PGS.TS Hoàng Vĩnh Giang từng được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Công dân Thủ đô ưu tú, Huân chương Lao động hạng nhì.
Trong những năm gần đây, ông Hoàng Vĩnh Giang sức khỏe yếu do bị bệnh tim, tiểu đường, huyết áp. Dù vậy ông vẫn tích cực tham gia mọi hoạt động điều hành tại VOC và Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á. Ngày 11 tháng 9, ông đột ngột qua đời, hưởng thọ 75 tuổi.
Theo thông tin từ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, tang lễ ông Hoàng Vĩnh Giang sẽ được tổ chức vào hồi 07 giờ ngày 18 tháng 9 năm 2021 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Ông sẽ được an nghỉ tại Đồi Mộc – Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, Hoà Bình.
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên nằm trên trục đường Quốc lộ 6, cách trung tâm Hà Nội 52 km và cách Thành phố Hòa Bình 20km. Lạc Hồng Viên tọa lạc trên khuôn viên 9 quả đồi rộng 98 hecta, với thế phong thủy “lưng tựa núi, mặt hướng sông” là một vị trí đắc địa để xây dựng một “công viên nghĩa trang”.
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên Hòa Bình
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên với “lưng tựa núi, mặt hướng sông” được nhiều người lựa chọn là nơi an nghỉ cuối cùng
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên được rất nhiều người lựa chọn là nơi an nghỉ cuối cùng. Tính đến thời điểm hiện tại, Lạc Hồng Viên là nơi an nghỉ của hàng ngàn người đã khuất (chưa tính số lượng những người mua sẵn để dành cho gia đình, dòng tộc). Rất nhiều người nổi tiếng đã chọn an nghỉ tại Lạc Hồng Viên như Nhạc sĩ An Thuyên, PGS. Văn Như Cương, NSND Đình Quang, NSND Anh Tú, NSND Trung Kiên… và giờ là PGS.TS Hoàng Vĩnh Giang.
]]>https://www.youtube.com/embed/UC2kc1u22j6Báo Chí Nói Về Dự ÁnnonadultThiếu tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Thu an nghỉ tại Hòa Bình
https://congviennghiatrang.com/thieu-tuong-tien-si-tran-xuan-thu/
Fri, 27 Aug 2021 10:12:36 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=2348
Bộ Quốc phòng, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga; Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ, Hội CCB phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Đồng chí Thiếu tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ TRẦN XUÂN THU
Đồng chí Thiếu tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ TRẦN XUÂN THU
Sinh năm 1933; quê quán: Xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; trú quán: Số nhà 21, ngõ 187, phố Mai Dịch, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, đã nghỉ hưu.
Thiếu tướng, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Thu
Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhì; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Liên bang Nga; Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huy chương Vì sự nghiệp khoa học-công nghệ; Huy chương Vì sự nghiệp kiểm tra Đảng; Huy chương Vì sự nghiệp tư tưởng văn hóa; Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ; Huy chương Vì sự nghiệp dân vận; Huy chương Vì sự nghiệp dân số, gia đình và trẻ em; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Đồng chí đã từ trần hồi 20 giờ 45 phút ngày 21-8-2021, tại nhà riêng. Lễ viếng được tổ chức từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 45 phút ngày 25-8-2021, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội). Lễ truy điệu và đưa tang vào hồi 8 giờ 45 phút cùng ngày, an táng tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Kỳ Sơn, Hòa Bình.
TÓM TẮT TIỂU SỬ
– Từ tháng 1-1945 đến 4-1950: Tham gia Thiếu nhi Việt Minh, đoàn viên Thanh niên cứu quốc tại Thanh Hóa.
– Từ tháng 5-1950 đến 10-1951: Học viên Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn
– Từ tháng 11-1951 đến 11-1952: Phó trung đội trưởng, Trung đội trưởng, Đại đội 812, Tiểu đoàn 888, Trung đoàn 176, Sư đoàn 316.
– Từ tháng 12-1952 đến 7-1958: Cán bộ tham mưu, Trưởng ban Hành chính Bảo mật, Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu.
– Từ tháng 8-1958 đến 7-1960: Phó trung đội trưởng, học viên Trường Văn hóa Quân đội.
– Từ tháng 8-1960 đến 8-1964: Học viên Học viện Phòng hóa quân sự Liên Xô.
– Từ tháng 9-1964 đến 8-1967: Phó trưởng Ban Kỹ thuật phòng hóa, Bộ Tổng Tham mưu.
– Từ tháng 9-1967 đến 11-1970: Chính trị viên, đoàn học viên nghiên cứu sinh, Học viện Phòng hóa quân sự Liên Xô.
– Từ tháng 12-1970 đến 8-1976: Trưởng phòng Kỹ thuật, Cục Hóa học, Bộ Tổng Tham mưu.
– Từ tháng 9-1976 đến 5-1982: Viện trưởng Viện Hóa học quân sự.
– Từ tháng 8-1979 đến 8-1980: Học viên Học viện Chính trị.
– Từ tháng 6-1982 đến 7-1987: Chủ nhiệm Kỹ thuật, Binh chủng Hóa học.
– Từ tháng 8-1987 đến 1-1988: Phó tư lệnh Binh chủng Hóa học.
– Từ tháng 2-1988 đến 9-2002: Tổng giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga.
– Đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng tháng 6-1992.
– Tháng 10-2002, đồng chí được Đảng, Nhà nước, quân đội cho nghỉ hưu.
– Tháng 11-2002 đến 10-2003: Cán bộ khoa học tham gia Ban biên tập Biên niên sử của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga và Ban chuẩn bị Văn kiện kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga.
– Từ năm 2000 đến năm 2012: Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Nga.
– Từ tháng 1-2004 đến 12-2003: Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Do có nhiều công lao đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và quân đội, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương và Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Gia đình Thiếu tướng Trần Xuân Thu đã lựa chọn dự án Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên làm nơi an nghỉ vĩnh hằng, Dự án này được xây dựng quy mô và có quy hoạch đồng bộ có phong thủy đẹp bậc nhất Việt Nam được nhiều thầy phong thủy đánh giá rất cao.
Lạc Hồng Viên chỉ cách Hà Nội 52km rất gần so với các nghĩa trang khác và thuận lợi đi lại, dự án nằm ngay mặt đường Quốc lộ 6 không ảnh hưởng đến việc đi lại của khách hàng khi đi thăm dự án.
Nghĩa trang Hòa Bình cũng là nơi lựa chọn của nhiều văn nghệ sĩ cũng như lãnh đạo để làm nơi an nghỉ cho bản thân và gia đình. Hiện nay có phần mộ của Thiếu tướng nhạc sỹ An Thuyên, Nghễ sỹ Văn Hiệp, Nhà Giáo Văn Như Cương …
CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG THÁNG 9/2021 CỦA LẠC HỒNG VIÊN
Thêm 10 năm dịch vụ khi mua khuôn viên từ 20m2 trở lên
Nhiều ưu đãi khi mua khuôn viên từ 50m2 trở lên
Nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua khuôn viên từ 100m2 trở lên
Liên hệ ngay – 0965.435.666 để xem đất dự án 24/7 hoặc xem bảng giá lạc hồng viên mới nhất dưới đây
CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG LẠC HỒNG VIÊN
Trọn Một Chữ Tình !
* Hotline: 0965.435.666
* Địa chỉ: Xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
* Văn Phòng Giao Dịch: Tòa Nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm Hà Nội
]]>https://www.youtube.com/embed/UC2kc1u22j6Báo Chí Nói Về Dự ÁnnonadultNhiều người Hà Nội làm lễ Vu Lan qua mạng phòng chống COVID-19
https://congviennghiatrang.com/nhieu-nguoi-ha-noi-lam-le-vu-lan-qua-mang/
Thu, 19 Aug 2021 11:17:15 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=2323Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người ở Hà Nội lựa chọn cách thực hiện lễ Vu Lan qua mạng online thay vì tới nơi đông đúc như mọi năm.
Lễ Vu Lan qua mang Online thời 4.0
Khác với mọi năm, Vu Lan năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội.
Để tránh tụ tập đông người phòng chống dịch bệnh, Hội đồng giáo hội Phật giáo Việt Nam yêu cầu ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các tỉnh, thành phố tùy tình hình thực tế ở địa phương để tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu cho phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Thủy (68 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, cứ đến dịp tháng 7 âm lịch hằng năm cả gia đình bà sửa soạn mâm lễ tưởng nhớ tổ tiên. Các thành viên của gia đình tụ tập lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Hoà Bình dâng hương, lau dọn phần mộ tổ tiên cho tổ tiên. Đồng thời tham dự đại lễ Vu Lan báo hiếu ở chùa.
Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gia đình bà quyết định không lên nghĩa trang nữa và nhờ con cháu lựa chọn dịch vụ cúng lễ qua mạng.
Nhiều người sử dụng dịch vụ mùa Vu Lan báo hiếu tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên.
“Thực hiện khuyến cáo của Chính phủ, không tụ tập đông người để phòng chống COVID-19, gia đình tôi không lên tận nơi hương khói cho tổ tiên được nên lựa chọn hình thức làm trực tuyến. Đây cũng là cách làm hay để con cháu vẫn thực hiện được việc hiếu của mình. Mong rằng dịch bệnh sớm chấm dứt để mọi người có thể trở lại bình thường, các con cháu lại tụ tập lên phần mộ gia tiên”, bà Thủy bày tỏ.
Còn ông Bùi Trường (56 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, COVID-19 ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Chính quyền nơi ông sống thường xuyên phát loa khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định phòng chống dịch như ra đường đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập nơi đông người và khai báo khi di chuyển ra ngoại tỉnh hoặc người thân ngoại tỉnh về tạm trú…
Do đó, dù mộ phần của tổ tiên ở Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên nhưng năm nay gia đình ông cũng thực hiện tại nhà. Ông Trường chia sẻ, dù hình thức cúng lễ Vu Lan online có từ lâu nhưng năm nay gia đình ông mới sử dụng vì COVID-19.
“Tôi đặt lễ cúng tổ tiên qua trang web của nghĩa trang. Đơn vị này sẽ thay gia đình sửa soạn mộ phận, mâm lễ giúp gia đình. Ngoài ra, tại nhà riêng, tôi cũng sắm sửa một mâm lễ cúng gia tiên để bày tỏ lòng thành kính, là dịp để con cháu sum vầy”, ông Trường nói.
Nhiều dịch vụ người dân lựa chọn trong mùa Vu Lan báo hiếu.
Ông Trần Tuấn Anh – Tổng Giám đốc công ty Toàn Cầu, chủ đầu tư Công viên Tâm linh Lạc Hồng Viên cho rằng, đại lễ Vu Lan hằng năm là một ngày lễ vô cùng quan trọng của người Việt. Những năm trước vào dịp này, hàng trăm lượt gia đình tới đây thăm viếng khuôn viên mộ phần của người thân, ông bà tổ tiên và tham dự đại lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa.
Tuy nhiên, năm nay do dịch COVID-19, đơn vị không tổ chức đại lễ, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch. Thay vào đó, đơn vị cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ người thân có thể thăm phần mộ gia tiên thông qua hình ảnh thực tế ảo, chọn khuôn viên phần mộ, lựa chọn các sản phẩm, lễ vật, thanh bông, hoa quả tưởng niệm online.
Nếu muốn đặt lễ cúng trực tiếp tại phần mộ có thể lựa chọn sắp mâm cỗ ảo với đầy đủ đồ chay, mặn. Nhân viên phục vụ triển khai gói cúng giỗ tại phần mộ, nghiệm thu bằng hình ảnh, video, cảnh thắp hương, cúng khấn cho khách hàng…
Nhiều trang báo viết về sự kiện Vu Lan Online củ Lạc Hồng Viên
]]>Đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoà Bình về với đất mẹ tại Lạc Hồng Viên
https://congviennghiatrang.com/dong-chi-hoang-viet-cuong-lac-hong-vien/
Mon, 12 Jul 2021 10:07:07 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=2145(HBĐT) – Vào hồi 6h45’, ngày 11/7/2021 (tức ngày 2 tháng 6 năm Tân Sửu), Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ truy điệu và đưa tang đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tại nhà riêng số 36, ngõ 323, tổ 7, phường Quỳnh Lâm, TP Hòa Bình. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Lễ tang chủ trì điều hành buổi lễ.
Các đồng chí trong Ban Lễ tang và cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh, bạn bè thân hữu gần xa tiễn đưa đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoà Bình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên là Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình, sinh ngày 1/10/1953; quê quán: Xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn; thường trú tại tổ 7, phường Quỳnh Lâm, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình. Đồng chí Hoàng Việt Cường vào Đảng Cộng sản ViệtNamngày 19/3/1987, ngày chính thức là 19/3/1988. Trải qua quá trình rèn luyện, học tập và công tác, đồng chí đã kinh qua nhiều cương vị, có nhiều đóng góp to lớn đối với sự phát triển của Đảng, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong đó, nổi bật từ khi công tác đến nay, đồng chí tham gia công tác trong quân ngũ từ tháng 8/1971 – 2/1972 là chiến sỹ Tiểu đoàn 647, Sư đoàn 320B; từ tháng 4/1981 – 12/1985, công tác tại Ban Nông lâm nghiệp huyện Lương Sơn; từ tháng 4/1995 – 7/1999 là Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; từ tháng 8/1999 – 11/1999 là Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn; từ tháng 1/2001 – 7/2002 là Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn; từ tháng 8/2002 – 3/2005 là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình; từ tháng 4– 12/2005 là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình; từ tháng 1/2006 – 9/2007 là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình; từ tháng 10/2007 – 7/2011 là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình; từ tháng 8/2011 – 10/2013 là Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình; từ tháng 11/2013, đồng chí Hoàng Việt Cường nghỉ hưu theo chế độ.
Với nhiều đóng góp tích cực, đồng chí Hoàng Việt Cường được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương Chiến sỹ giải phóng, Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Do tuổi cao, bệnh nặng, mặc dù đã được gia đình và các bác sĩ tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã tạ thế hồi 4h40 ngày 9/7/2021 (tức ngày 30 tháng 5 năm Tân Sửu). Hưởng thọ 69 tuổi. Lễ tang đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ được tổ chức theo nghi lễ tang cấp cao do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh Hòa Bình chủ trì. Ban Lễ tang được thành lập gồm 15 đồng chí, Trưởng Ban là đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Ban gồm: đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; 12 đồng chí ủy viên Ban Lễ tang là đại diện các ban, sở, ngành, khu dân cư và đại diện gia đình.
Trước đó, Lễ viếng đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy được diễn ra từ 14h30’ chiều ngày 9/7/2021(tức ngày 30 tháng 5 năm Tân Sửu). Đã có hơn 420 đoàn từ trong và ngoài tỉnh đến viếng, chia buồn cùng tang quyến.
Tại lễ truy điệu, đồng chí Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn đã xúc động đọc điếu văn truy điệu đồng chí nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Việt Cường, trong đó có đoạn: “Trải qua 69 năm tuổi đời, hơn 40 năm hoạt động cách mạng, 34 năm tuổi Đảng, là cán bộ được tôi luyện, trưởng thành qua trận mạc, khó khăn, gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng chí được học tập, rèn luyện và trau dồi để tiếp tục tham gia xây dựng và có những cống hiến với quê hương Hòa Bình. Với rất nhiều cương vị công tác quan trọng, dù ở cương vị nào, đồng chí Hoàng Việt Cường cũng luôn giữ vững bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ, là người cán bộ trung kiên và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng chí là một người lãnh đạo có tâm trong sáng, dày công xây dựng và duy trì được khối đoàn kết thống nhất trong toàn đảng bộ; là người cán bộ gần gũi, giản dị, luôn gắn bó với Nhân dân, sâu sát cơ sở; được đồng chí, đồng bào quý mến, bạn bè, đồng nghiệp trân trọng. Đồng chí đã để lại những dấu ấn tích cực đối với Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong định hướng phát triển KT-XH, trong học tập, lao động và công tác, đồng thời cũng là người giữ lửa, là người tạo động lực trong phong trào luyện tập thể dục thể thao của tỉnh nhà…Đồng chí không còn nữa nhưng công lao đóng góp của đồng chí vẫn được Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình ghi nhận và còn mãi với thế hệ mai sau trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh nhà. Vĩnh biệt đồng chí, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh xin hứa với đồng chí sẽ tiếp tục đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng phát triển, đi lên như niềm mong ước của đồng chí”.
Xe đưa tiễn linh cữu đồng chí Hoàng Việt Cường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoà Bình về nơi an nghỉ cuối cùng tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Sau Lễ truy điệu và đưa tang, Lễ an táng đồng chí Hoàng Việt Cường được diễn ra vào hồi 13h00’ cùng ngày tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
]]>Người Hà Nội tấp nập đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh
https://congviennghiatrang.com/nguoi-ha-noi-tap-nap-di-tao-mo-dip-tet-thanh-minh/
Wed, 26 May 2021 14:54:38 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=1849Những ngày này, nhiều người Hà Nội tấp nập đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh để tưởng nhớ về ông bà tổ tiên.
Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Ngay từ sáng sớm, nhiều gia đình chuẩn bị đồ lễ, hương hoa… để ra mộ thắp hương.
Anh Hoàng Văn Sơn (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Hằng năm, cứ vào dịp này, gia đình tôi sẽ từ Hà Nội về Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên ở Hòa Bình để dâng hương, tảo mộ tưởng nhớ gia tiên”.
Theo anh Sơn, lễ Tết Thanh minh năm nào cũng thế, các thế hệ trong nhà cùng nhau đi tảo mộ.
Nhiều gia đình chọn đi từ sáng sớm của những ngày đầu tuần để hạn chế việc tập trung đông người.
Thời tiết đầu xuân hơi se lạnh và có nắng, khá thuận lợi cho việc tảo mộ của các gia đình.
Sau khi làm lễ xong, đại gia đình quây quần bên nhau kể về chuyện xưa.
Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, ngày Tết Thanh minh được xem là ngày giỗ chung cho tổ tiên của các gia đình. Tết Thanh minh không phải Tết chính nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa về cuội nguồn, gợi nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. “Tết Thanh minh không chỉ diễn ra trong 1 ngày mà diễn ra trong vòng 15 ngày bắt đầu từ khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch. Đây là dịp không chỉ những ngươi già mà nhiều gia đình, bạn trẻ đều mong muốn con cháu quây quần bên nhau”.
Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết. Năm nay thanh minh bắt đầu từ mùng 4.4 dương lịch và kéo dài trong khoảng nửa tháng. Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt.
]]>Nhà giáo Văn Như Cương an nghỉ tại Lạc Hồng Viên
https://congviennghiatrang.com/nha-giao-van-nhu-cuong-an-nghi-lac-hong-vien/
Wed, 26 May 2021 09:13:30 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=1857Trưa ngày 25/1 gia đình cố thầy giáo Văn Như Cương đã làm lễ an táng tiễn đưa thầy về với đất mẹ. Rất nhiều học sinh trường Lương Thế Vinh không khỏi xúc động khi cất vang lời ca bài hát “Bài học đầu tiên”.
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh
0h27 ngày 9/10/2017, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh, qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 80 tuổi. Sự ra đi của cố thầy giáo Văn Như Cương là nỗi mất mát lớn lao với gia đình, bạn bè, các thầy cô cũng như nhiều thế hệ học trò của trường Lương Thế Vinh.
Ngày 12/10/2017, lễ tang cố thầy giáo Văn Như Cương đã được tổ chức trang trọng. Hàng nghìn người là người thân, các thế hệ học trò, thầy cô giáo cũng như phụ huynh học sinh không khỏi xúc động khi tiễn biệt người thầy đáng kính về với suối vàng. Thi thể được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ.
Lễ an táng được tổ chức tại công viên Lạc Hồng Viên Hòa Bình
Trưa ngày 25/1/2018 (tức 9/12/2017 âm lịch), gia đình cố thầy giáo Văn Như Cương đã tiến hành làm lễ an táng, đưa tro cốt của thầy về với đất mẹ tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn – Hòa Bình). Trước giây phút thiêng liêng ấy, những người trong gia đình, học trò không khỏi xúc động khi tiễn biệt người chồng, người cha, người thầy đáng kính…
Phần mộ của cố thầy giáo Văn Như Cương rộng 150 mét nằm trên một ngọn đồi thoáng, từ sáng ngày 25/1 công tác chuẩn bị cho lễ an táng được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Các sư trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng chính thức làm lễ, cầu siêu cho linh hồn cố thầy giáo Văn Như Cương được yên nghỉ nơi chín suối.
Là người song hành cùng cố thầy giáo suốt mấy chục năm, vợ cố thầy giáo Văn Như Cương nghẹn ngào nước mắt trước giờ đưa tro cốt của thầy về với đất mẹ.
Chính từ giờ phút này, tro cốt của người chồng, người cha, người ông, người thầy chính thức được an nghỉ.
Tất cả gia đình, học trò, người dân chứng kiến giây phút linh thiêng không khỏi xúc động.
Các công nhân đưa tro cốt của cố thầy giáo Văn Như Cương về với lòng đất mẹ.
Dù cố thầy giáo chính thức trút hơi thở cuối cùng cách đây nhiều tháng nhưng với những người thân trong gia đình thì thầy luôn song hành cùng con cháu hàng ngày.
Học trò trường Lương Thế Vinh đứng vây quanh mộ cố thầy giáo Văn Như Cương đã không kìm nén được cảm xúc.
Công nhân của nghĩa trang làm nhiệm vụ đắp mộ cho cố thầy giáo.
Con, cháu, họ hàng nắm từng nắm đất thả xuống mộ cố thầy giáo.
Cô Văn Thùy Dương, con gái cố thầy giáo nghẹn ngào trước mộ của cha mình.
Những giọt nước mắt lăn dài trên má mỗi người minh chứng cho sự thương xót, nhớ nhung…
Tất cả mọi người chứng kiến khoảnh khắc linh thiêng không khỏi xúc động.
Rất nhiều học sinh trường Lương Thế Vinh có mặt tại lễ an táng cùng hát vang bài hát “Bài học đầu tiên” trong nước mắt nghẹn ngào.
Dù đã về với suối vàng, với đất mẹ nhưng với rất nhiều người cố thầy giáo Văn Như Cương luôn sống mãi trong tâm trí.
]]>Người Việt chi cả triệu đồng thuê người tảo mộ dịp Tết Thanh minh
https://congviennghiatrang.com/nguoi-viet-chi-ca-trieu-dong-thue-nguoi-tao-mo-dip-tet-thanh-minh/
Tue, 25 May 2021 14:58:07 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=1853Nhiều người ở xa đã tìm đến dịch vụ thuê người cúng giỗ và tảo mộ với giá từ vài trăm đến cả triệu đồng.
Dịch vụ chăm sóc khuôn viên phần mộ tốt nhất hiện nay
Từ trước đến nay, dịp Tết Thanh minh được coi là dịp lễ quan trọng, thiêng liêng. Đây là dịp để báo hiếu, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên bằng cách đến thắp hương, dọn dẹp phần mộ của người thân .
Vào dịp này, các gia đình thường đến phần mộ của người thân, mỗi người một việc, người chuẩn bị đồ lễ, người cắm hoa, dọn dẹp quanh mộ, người chăm bón lại hàng cây xung quanh.
Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Tuy nhiên, đối với những người ở xa, do điều kiện khách quan nên họ không thể trở về bên phần mộ gia tiên, họ phải thuê người dọn dẹp, cúng giỗ thậm chí là tảo mộ. Từ đó, dịch vụ này bắt đầu nở rộ để phục vụ những gia đình có nhu cầu.
Chỉ cần click chuột, họ có thể chọn danh mục các sản phẩm đầy đủ cho một buổi cúng, từ hoa cúc, hoa sen, xôi chè, giò, trứng… đến bộ quần áo thần linh, vàng mã. Giá cả các sản phẩm này dao động từ 60.000 đồng đến gần 1 triệu đồng. Với các mâm cỗ mặn, chay có giá từ 600.000 – 900.000 đồng/mâm.
Nhân viên nghĩa trang mang đồ cúng ra mộ khi gia chủ của người đã khuất yêu cầu mua đồ cúng qua mạng internet.
Người có nhu cầu chỉ cần truy cập vào website, chọn ngày giờ, nhập số lượng lễ vật cần đặt rồi xác nhận. Sau khi triển khai theo đúng yêu cầu, công ty này sẽ gửi ảnh, video cho khách hàng kiểm chứng. Thậm chí live trực tiếp từ phần mộ đến cho khách hàng có nhu cầu.
Anh Lê Thanh Tuấn, 45 tuổi (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, gia đình anh có phần mộ gia tiên đặt tại nghĩa trang ở Hòa Bình, mọi năm cả gia đình thường lên phần mộ gia tiên vào mỗi dịp Tết Thanh minh. Năm nay do làm ăn xa không về được nên sử dụng dịch vụ cúng giỗ, tảo mộ online.
Nhiều gia đình ở Hà Nội không chọn dịch vụ cúng giỗ, tảo mộ online mà họ lên tận nơi phần mộ gia tiên.
“Dịch vụ này không thể thay thế thờ cúng truyền thống nhưng tôi thường đi công tác xa nên bắt buộc phải dùng dịch vụ này để chăm sóc phần mộ của ông cha được chu đáo. Thậm chí ngày mùng 1, ngày rằm tôi cũng đặt riêng mâm cơm chay hay bó hoa tươi đặt lên phần mộ, nhân viên nghĩa trang mang tới và gửi lại hình ảnh hoặc video qua email cho tôi”, anh Tuấn chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Hường, 75 tuổi (Dịch Vọng, Cầu Giấy) có phần mộ người thân ở một nghĩa trang cách Hà Nội gần 70km. Do tuổi cao, thời gian không cho phép nên bà sử dụng dịch vụ này. Có thể có mâm cỗ, hương hoa chu đáo cúng ở phần mộ người thân cách xa vài chục cây số.
“Tôi biết dịch vụ cúng giỗ online, dịch vụ này phù hợp với một số người nhưng nếu sau này tôi qua đời nếu các con làm việc hay công tác ở miền Bắc mà không lên thăm phần mộ thì tôi không thể chấp nhận được. Những ngày quan trọng, tôi vẫn muốn chúng có mặt ở phần mộ của tôi, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng nhờ dịch vụ cúng giỗ, tảo mộ online tôi cũng thấy ấm áp phần nào”, bà Hương cho biết.
Năm nay, thanh minh bắt đầu từ mùng 4/4 dương lịch và kéo dài trong khoảng nửa tháng.
Theo ông Trần Quang Thủy – Phó Trưởng Ban Quản lý Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, vào những dịp đặc biệt như cuối năm, mùa Vu lan hay dịp Thanh minh, các dơn đặt hàng dich vụ cúng giỗ online tại đây tăng đáng kể, trung bình khoảng 30 – 40% so với dịp trong năm. Khách hàng tìm đến với dịch vụ này đa số đều là những người ở xa, làm việc ở tỉnh thành khác hoặc định cư ở nước ngoài.
Chia sẻ với PV, thầy Thích Trí Thịnh – Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hoà Bình) cho biết, những năm gần đây, dịch vụ cúng giỗ online đã bắt đầu nở rộ tại Việt Nam.
Đây là dịch vụ thay thân nhân chăm sóc, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với những người đã khuất trong điều kiện họ không có điều kiện trực tiếp đến tận nơi được. Trong trường hợp bắt buộc phải mang tâm mình gửi gắm qua dịch vụ này, thì hãy một lòng hướng về tổ tiên bằng tất cả sự chân thành.
]]>Tết Thanh minh trang trọng, đầm ấm tại Nghĩa trang Lạc Hồng Viên
https://congviennghiatrang.com/tet-thanh-minh-trang-trong-dam-am-tai-nghia-trang-lac-hong-vien/
Sun, 23 May 2021 14:49:29 +0000https://congviennghiatrang.com/?p=1846(PLVN) – “Thanh minh trong Tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” – Tết Thanh minh xuất hiện trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du đủ để cho thấy nguồn gốc lâu đời của ngày Tết này. Từ lâu, Thanh minh đã trở thành ngày Tết thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.
Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng.
Tết Thanh minh được tổ chức vào tháng Ba âm lịch trong tiết trời mùa xuân và gắn với tục đi tảo mộ của người dân. Đây là một ngày tết không lớn nhưng lại mang một ý nghĩa nhân văn lớn lao. Vậy, làm thế nào để các gia đình có Tết Thanh minh trang trọng, đầm ấm?
Tảo mộ tưởng nhớ tổ tiên
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người dân Việt Nam. Thanh minh là từ Hán Việt, có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ. Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và được người phương Đông coi là một lễ tiết. Theo ước lệ, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4- 20/4 dương lịch (khoảng tháng 3 âm lịch). Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.
Người ta gọi Thanh minh trong tiết trời xuân bởi dịp này tiết mưa xuân thường ẩm nồm khiến cỏ cây mọc nhanh, xanh tốt, mộ phần cũng vì thế mà rậm rạp hơn. Người ta đi tảo mộ sẽ dọn dẹp, phát quang xung quanh mộ phần và làm cỏ sạch sẽ. Khi những cơn mưa qua làm đất trôi nhiều khiến mộ phần xơ xác người ta đi tảo mộ là để đắp thêm đất cho mộ. Ngày nay, mộ đất không còn, thay vào đó là gạch gói ốp lát sạch sẽ tinh tươm, người đi tảo mộ sẽ dọn dẹp và phát quang cỏ dại xung quanh để tránh các loại con vật làm tổ gây hại đến mộ phần. Sau đó là đốt vàng mã, thắp hương, cắm hoa.
Tết Thanh minh là Tết tảo mộ, nhưng lại mang không khí vui tươi. Theo truyền thống, đại gia đình đầy đủ các thành viên sẽ cùng ra mộ viếng thăm người thân đã khuất của mình. Với tâm trạng vui vẻ, mọi người đều có thể cười đùa xung quanh mộ. Ngày Tết Thanh minh không có chỗ cho sự u buồn hay đau xót, mà tất cả mọi người đều cùng tri ân, tưởng nhớ người đã khuất với thái độ kính cẩn, mong cho người đã khuất an nghỉ thanh thản và người còn sống lạc quan hướng tới tương lai phía trước.
Trong ngày này, mọi người cũng thường kể lại những câu chuyện, những kỷ niệm về người thân đã khuất của mình. Trẻ nhỏ được theo người lớn ra nghĩa trang thăm mộ tổ tiên, nhắc nhở con cháu, để con cháu biết về nguồn gốc của mình. Và rồi, cả nhà cùng ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.
Tết Thanh minh ở mỗi vùng miền một khác, tuy nhiên nó vẫn mang một ý nghĩa chung là tưởng nhớ về người thân, tổ tiên, ông bà của mình. Là ngày để con cháu thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mình.
Lễ thanh thanh minh 2021 lạc hồng viên
Nên cúng đồ chay, hướng lòng thành kính
Tết Thanh minh năm nay trong tiết trời ấm áp, Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn, Hòa Bình) nhộn nhịp với những chuyến xe đưa đoàn khách gia đình để đi tảo mộ phần khuôn viên mộ của mình. Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng chia sẻ: “Tết Thanh minh không chỉ diễn ra trong 1 ngày mà diễn ra trong vòng 15 ngày. Đây là dịp mà các thế hệ đều mong muốn được quây quần bên nhau. Quan trọng nhất, qua đó, các thế hệ trẻ biết công ơn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ”.
Khi đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh, các gia đình cần sắm sửa lễ vật chu đáo, nhưng quan trọng hơn cả là thành tâm. Có thể dâng lễ chay hoặc lễ mặn tùy từng gia đình. Các lễ vật gồm có: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Lễ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối. Tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh phù hợp, nhưng nhà chùa khuyên người dân tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong Tết Thanh minh.
Loài họa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương và nhung nhớ những người đã khuất như như bách hợp, hoa cúc trắng, cây mã đề hoa hồng trắng thường được chọn để dâng hoa khi đi tảo mộ. Màu trắng của những loài hoa này với ngụ ý thuần khiết, thanh cao và chúng đại diện cho sự tôn kính và hi vọng người đã khuất có được một cuộc sống thoát tục, an nhiên nơi thiên đường.
Thời gian qua đi, những phong tục cũ đã dần được thay đổi cho linh hoạt hơn nên việc chọn hoa đi tảo mộ bây giờ đã không còn phải cứng nhắc ở việc phải lựa chọn màu hoa trắng. Màu hoa nào thường nở trong tiết Thanh minh mà có thể bày tỏ được tấm lòng của con cháu, của người ở lại để có thể sử dụng.
Hoa màu vàng cũng biểu tượng cho sự đau buồn và tưởng niệm, trong đó hoa cúc vàng được mọi người sử dụng nhiều nhất và không chỉ dùng cho dịp này. Ngoài ra, ngày nay các loại hoa như lay ơn, cây hương thảo cũng thường xuyên được dùng để dâng hoa. Nếu như người mất lúc tuổi cao, có thể tăng thêm tỉ lệ hoa màu đỏ, hồng, màu sắc ấm áp này thể hiện tình cảm nhớ nhung triền miên của con cháu.
Trên thực tế, có thể sử dụng nhiều loài hoa khác nhau mà con người gán cho những tiếng nói, ý nghĩa riêng. Nhưng dâng hoa cho người đã khuất phải chắc chắn một điều, bất cứ một loài hoa nào dù cầu kỳ hay đơn giản, dù rực rỡ hay đơn sơ được dùng để di tạo mộ trong tiết Thanh minh đều cùng chung mục đích là bày tỏ tấm lòng thành kính với người thân yêu của chúng ta.
Trong ngày Tết Thanh minh, các gia đình tiến hành cúng lễ tại bàn thờ gia tiên và phần mộ gia tiên. Khi đến nơi đặt mộ phần của người thân, gia chủ đặt lễ vật cúng Tết Thanh minh vào chỗ thờ chung để làm lễ. Nếu nơi đó không có chỗ thờ, không phải nghĩa trang thì cần chuẩn bị đôn, kệ để đặt đồ lễ chứ không xếp trên mặt đất.
Bắt đầu vào lễ, gia chủ thắp hương, đèn và khấn theo bài cúng lễ Thanh minh. Sau đó, trong lúc chờ hương tàn thì gia chủ đi đến phần mộ của gia tiên thắp hương và khấn gia tiên để xin phép tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ. Lưu ý là số nén hương thì thắp số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm còn đèn thì mang theo hai đèn hoặc 2 cây nến vì thắp lên, 2 ngọn đèn tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt.
Sau khi hoàn tất các việc, gia chủ chờ cho hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu gia chủ viết bài cúng ra giấy thì đọc xong đem hóa cùng tờ tiền giấy vàng.
Việc cúng gia tiên trong Tết Thanh minh cũng tuân theo thể thức cúng gia tiên thông thường. Thể thức này, theo sách phong tục thờ cúng của người Việt thì có những nguyên tắc chung là: dâng hương lễ gia thần trước, gia tiên sau.
Khi dâng cúng tổ tiên và thắp hương, cần thành tâm khấn vái, nghĩ tới những điều tốt đẹp, cầu mong cho tổ tiên nơi chín suối an nghỉ thanh thản, không vương vấn điều gì chốn dương gian. Các vong linh ở nghĩa trang cần niệm phật nhất, chỉ cần niệm 6 chữ “Nam mô A di đà phật” cũng làm vong linh nhẹ nhàng, bớt đau khổ.
Mọi thành viên trong gia đình nhớ tới công lao của tổ tiên, tri ân và tự nhủ sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp, sao cho xứng đáng với sự hy sinh của những người đi trước.
Ông Nguyễn Hữu Tú, 61 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) tâm sự: “Năm nay, tiết trời ấm áp, lại vãn dịch bệnh, đại gia đình tôi gồm 3 thế hệ: ông, con, cháu thuê xe ô tô 29 chỗ đi tảo mộ vợ tôi. Ngay từ sáng sớm, cả gia đình tôi đã có mặt ở đồi Kim. Người lớn chuẩn bị đồ cúng lễ. Các cháu tôi còn nhỏ, được ông và bố mẹ hướng dẫn đã tự tay lau chùi mộ phần của bà nội. Cả nhà cùng sum họp, dâng mâm cỗ chay, khấn lễ tưởng nhớ đến đáp công ơn người đã khuất. Đây là ngày lễ rất quan trọng để con cháu đời sau nhớ về nguồn gốc tổ tiên. Đây cũng là dịp để mọi người gắn hết hơn, đoàn kết với nhau hơn. Thấy chồng, con, cháu tề tịu đông đủ, chắc vợ tôi ở dưới suối vàng cũng thấy ấm lòng”.
Chị Nguyễn Khuê, 37 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tết Thanh minh năm nay, tôi và chồng con đi tảo mộ bố mẹ ở đồi Mộc. Chúng tôi Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên thắp hương là chính chứ không phải dọn dẹp nhiều. Vì ở đây, đội ngũ nhân viên hàng ngày thường xuyên lau chùi, làm vệ sinh sạch sẽ tại các phần mộ. Ngoài dịp Thanh minh như thế này, trong năm tôi cũng lên đây vài chuyến vì không gian ở đây rất đẹp, thoáng mát sạch sẽ. Bố mẹ tôi nằm ở đây chắc cũng yên lòng. Sau khi thắp hương tại mộ phần, gia đình tôi đã đến chùa Kim Sơn Lạc Hồng cùng nhau ngồi tụng kinh A Di Đà cầu mong cho linh hồn của người thân quá cố được siêu thoát”.
Tết Thanh minh là một nét đẹp văn hoá của người Việt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên tu dưỡng đạo đức, đề cao chữ hiếu, chăm sóc cha mẹ, ông bà, người thân khi họ vẫn còn trên dương thế. Có như vậy, Tết Thanh minh mới càng thêm ý nghĩa.