/** * Observe how the user enters content into the comment form in order to determine whether it's a bot or not. * * Note that no actual input is being saved here, only counts and timings between events. */ ( function() { // Passive event listeners are guaranteed to never call e.preventDefault(), // but they're not supported in all browsers. Use this feature detection // to determine whether they're available for use. var supportsPassive = false; try { var opts = Object.defineProperty( {}, 'passive', { get : function() { supportsPassive = true; } } ); window.addEventListener( 'testPassive', null, opts ); window.removeEventListener( 'testPassive', null, opts ); } catch ( e ) {} function init() { var input_begin = ''; var keydowns = {}; var lastKeyup = null; var lastKeydown = null; var keypresses = []; var modifierKeys = []; var correctionKeys = []; var lastMouseup = null; var lastMousedown = null; var mouseclicks = []; var mousemoveTimer = null; var lastMousemoveX = null; var lastMousemoveY = null; var mousemoveStart = null; var mousemoves = []; var touchmoveCountTimer = null; var touchmoveCount = 0; var lastTouchEnd = null; var lastTouchStart = null; var touchEvents = []; var scrollCountTimer = null; var scrollCount = 0; var correctionKeyCodes = [ 'Backspace', 'Delete', 'ArrowUp', 'ArrowDown', 'ArrowLeft', 'ArrowRight', 'Home', 'End', 'PageUp', 'PageDown' ]; var modifierKeyCodes = [ 'Shift', 'CapsLock' ]; var forms = document.querySelectorAll( 'form[method=post]' ); for ( var i = 0; i < forms.length; i++ ) { var form = forms[i]; var formAction = form.getAttribute( 'action' ); // Ignore forms that POST directly to other domains; these could be things like payment forms. if ( formAction ) { // Check that the form is posting to an external URL, not a path. if ( formAction.indexOf( 'http://' ) == 0 || formAction.indexOf( 'https://' ) == 0 ) { if ( formAction.indexOf( 'http://' + window.location.hostname + '/' ) != 0 && formAction.indexOf( 'https://' + window.location.hostname + '/' ) != 0 ) { continue; } } } form.addEventListener( 'submit', function () { var ak_bkp = prepare_timestamp_array_for_request( keypresses ); var ak_bmc = prepare_timestamp_array_for_request( mouseclicks ); var ak_bte = prepare_timestamp_array_for_request( touchEvents ); var ak_bmm = prepare_timestamp_array_for_request( mousemoves ); var input_fields = { // When did the user begin entering any input? 'bib': input_begin, // When was the form submitted? 'bfs': Date.now(), // How many keypresses did they make? 'bkpc': keypresses.length, // How quickly did they press a sample of keys, and how long between them? 'bkp': ak_bkp, // How quickly did they click the mouse, and how long between clicks? 'bmc': ak_bmc, // How many mouseclicks did they make? 'bmcc': mouseclicks.length, // When did they press modifier keys (like Shift or Capslock)? 'bmk': modifierKeys.join( ';' ), // When did they correct themselves? e.g., press Backspace, or use the arrow keys to move the cursor back 'bck': correctionKeys.join( ';' ), // How many times did they move the mouse? 'bmmc': mousemoves.length, // How many times did they move around using a touchscreen? 'btmc': touchmoveCount, // How many times did they scroll? 'bsc': scrollCount, // How quickly did they perform touch events, and how long between them? 'bte': ak_bte, // How many touch events were there? 'btec' : touchEvents.length, // How quickly did they move the mouse, and how long between moves? 'bmm' : ak_bmm }; var akismet_field_prefix = 'ak_'; if ( this.getElementsByClassName ) { // Check to see if we've used an alternate field name prefix. We store this as an attribute of the container around some of the Akismet fields. var possible_akismet_containers = this.getElementsByClassName( 'akismet-fields-container' ); for ( var containerIndex = 0; containerIndex < possible_akismet_containers.length; containerIndex++ ) { var container = possible_akismet_containers.item( containerIndex ); if ( container.getAttribute( 'data-prefix' ) ) { akismet_field_prefix = container.getAttribute( 'data-prefix' ); break; } } } for ( var field_name in input_fields ) { var field = document.createElement( 'input' ); field.setAttribute( 'type', 'hidden' ); field.setAttribute( 'name', akismet_field_prefix + field_name ); field.setAttribute( 'value', input_fields[ field_name ] ); this.appendChild( field ); } }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); form.addEventListener( 'keydown', function ( e ) { // If you hold a key down, some browsers send multiple keydown events in a row. // Ignore any keydown events for a key that hasn't come back up yet. if ( e.key in keydowns ) { return; } var keydownTime = ( new Date() ).getTime(); keydowns[ e.key ] = [ keydownTime ]; if ( ! input_begin ) { input_begin = keydownTime; } // In some situations, we don't want to record an interval since the last keypress -- for example, // on the first keypress, or on a keypress after focus has changed to another element. Normally, // we want to record the time between the last keyup and this keydown. But if they press a // key while already pressing a key, we want to record the time between the two keydowns. var lastKeyEvent = Math.max( lastKeydown, lastKeyup ); if ( lastKeyEvent ) { keydowns[ e.key ].push( keydownTime - lastKeyEvent ); } lastKeydown = keydownTime; }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); form.addEventListener( 'keyup', function ( e ) { if ( ! ( e.key in keydowns ) ) { // This key was pressed before this script was loaded, or a mouseclick happened during the keypress, or... return; } var keyupTime = ( new Date() ).getTime(); if ( 'TEXTAREA' === e.target.nodeName || 'INPUT' === e.target.nodeName ) { if ( -1 !== modifierKeyCodes.indexOf( e.key ) ) { modifierKeys.push( keypresses.length - 1 ); } else if ( -1 !== correctionKeyCodes.indexOf( e.key ) ) { correctionKeys.push( keypresses.length - 1 ); } else { // ^ Don't record timings for keys like Shift or backspace, since they // typically get held down for longer than regular typing. var keydownTime = keydowns[ e.key ][0]; var keypress = []; // Keypress duration. keypress.push( keyupTime - keydownTime ); // Amount of time between this keypress and the previous keypress. if ( keydowns[ e.key ].length > 1 ) { keypress.push( keydowns[ e.key ][1] ); } keypresses.push( keypress ); } } delete keydowns[ e.key ]; lastKeyup = keyupTime; }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); form.addEventListener( "focusin", function ( e ) { lastKeydown = null; lastKeyup = null; keydowns = {}; }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); form.addEventListener( "focusout", function ( e ) { lastKeydown = null; lastKeyup = null; keydowns = {}; }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); } document.addEventListener( 'mousedown', function ( e ) { lastMousedown = ( new Date() ).getTime(); }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); document.addEventListener( 'mouseup', function ( e ) { if ( ! lastMousedown ) { // If the mousedown happened before this script was loaded, but the mouseup happened after... return; } var now = ( new Date() ).getTime(); var mouseclick = []; mouseclick.push( now - lastMousedown ); if ( lastMouseup ) { mouseclick.push( lastMousedown - lastMouseup ); } mouseclicks.push( mouseclick ); lastMouseup = now; // If the mouse has been clicked, don't record this time as an interval between keypresses. lastKeydown = null; lastKeyup = null; keydowns = {}; }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); document.addEventListener( 'mousemove', function ( e ) { if ( mousemoveTimer ) { clearTimeout( mousemoveTimer ); mousemoveTimer = null; } else { mousemoveStart = ( new Date() ).getTime(); lastMousemoveX = e.offsetX; lastMousemoveY = e.offsetY; } mousemoveTimer = setTimeout( function ( theEvent, originalMousemoveStart ) { var now = ( new Date() ).getTime() - 500; // To account for the timer delay. var mousemove = []; mousemove.push( now - originalMousemoveStart ); mousemove.push( Math.round( Math.sqrt( Math.pow( theEvent.offsetX - lastMousemoveX, 2 ) + Math.pow( theEvent.offsetY - lastMousemoveY, 2 ) ) ) ); if ( mousemove[1] > 0 ) { // If there was no measurable distance, then it wasn't really a move. mousemoves.push( mousemove ); } mousemoveStart = null; mousemoveTimer = null; }, 500, e, mousemoveStart ); }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); document.addEventListener( 'touchmove', function ( e ) { if ( touchmoveCountTimer ) { clearTimeout( touchmoveCountTimer ); } touchmoveCountTimer = setTimeout( function () { touchmoveCount++; }, 500 ); }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); document.addEventListener( 'touchstart', function ( e ) { lastTouchStart = ( new Date() ).getTime(); }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); document.addEventListener( 'touchend', function ( e ) { if ( ! lastTouchStart ) { // If the touchstart happened before this script was loaded, but the touchend happened after... return; } var now = ( new Date() ).getTime(); var touchEvent = []; touchEvent.push( now - lastTouchStart ); if ( lastTouchEnd ) { touchEvent.push( lastTouchStart - lastTouchEnd ); } touchEvents.push( touchEvent ); lastTouchEnd = now; // Don't record this time as an interval between keypresses. lastKeydown = null; lastKeyup = null; keydowns = {}; }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); document.addEventListener( 'scroll', function ( e ) { if ( scrollCountTimer ) { clearTimeout( scrollCountTimer ); } scrollCountTimer = setTimeout( function () { scrollCount++; }, 500 ); }, supportsPassive ? { passive: true } : false ); } /** * For the timestamp data that is collected, don't send more than `limit` data points in the request. * Choose a random slice and send those. */ function prepare_timestamp_array_for_request( a, limit ) { if ( ! limit ) { limit = 100; } var rv = ''; if ( a.length > 0 ) { var random_starting_point = Math.max( 0, Math.floor( Math.random() * a.length - limit ) ); for ( var i = 0; i < limit && i < a.length; i++ ) { rv += a[ random_starting_point + i ][0]; if ( a[ random_starting_point + i ].length >= 2 ) { rv += "," + a[ random_starting_point + i ][1]; } rv += ";"; } } return rv; } if ( document.readyState !== 'loading' ) { init(); } else { document.addEventListener( 'DOMContentLoaded', init ); } })(); Thế giới tây phương cực lạc có gì

Thế giới tây phương cực lạc có gì

Tây phương cực lạc là một câu mà mọi người được nghe thường xuyên nhưng có thể chưa biết được thế giới đó có gì, mỗi khi người mất đi mọi người đều mong linh hồn của họ được đi về tây phương cực lạc, vậy tây phương cực lạc có gì cùng với chúng tôi tìm hiểu xem có gì.

Xem thêm : Xem tuổi bộc mộ cuối năm 2021 tốt nhất

Nội dung bài viết

Tây phương cực lạc có thật không?

Nhiều người cho rằng Tây Phương Cực Lạc chỉ là một thế giới ảo mà đạo Phật đã vẽ nên để mê hoặc những người tu đạo. Đức Phật luôn từ bi, không chấp những người mang tư tưởng không tốt đẹp. Tuy nhiên, đối với những người đã nhìn thấu thế sự thì Tây Phương Cực Lạc là một thế giới hoàn toàn có thật. Để làm rõ hơn điều này, chúng ta cùng xem 2 góc nhìn đó là khoa học và Phật giáo dưới đây.

Tây phương cực lạc thế giới phật giáo
Tây phương cực lạc thế giới phật giáo

Thế giới tây phương cực lạc dưới góc nhìn Phật giáo

Tây Phương Cực Lạc còn được gọi là An lạc quốc, là tên của Tây phương Tịnh độ, nơi Phật A-di-đà cai trị. Tịnh độ này được đức Phật A Di Đà tạo dựng lên bằng thiện nghiệp của mình và thường được nhắc đến trong các kinh Đại thừa. Tịnh độ tông cho rằng nhờ lòng tin kiên cố nơi Phật A-di-đà và kiên trì niệm danh hiệu của ngài hành giả sẽ được tái sinh nơi cõi này và hưởng một đời sống an lạc cho tới khi nhập Niết-bàn

Tịnh độ này được nhắc nhiều trong các bộ A-di-đà kinhVô Lượng Thọ kinhQuán vô lượng thọ kinh. Đối với Phật tử và cũng theo kinh A-di-đà thì đây là một thế giới có nơi chốn hẳn hoi, nhưng trong một nghĩa sâu kín hơn thì đây là một dạng ưu việt của tâm thức.

Theo kinh sách, Cực lạc tịnh độ nằm ở phương Tây. Đây là một nơi đầy ánh sáng rực rỡ do A-di-đà phát ra. Thế giới này tràn ngập mùi hương thơm, đầy hoa nhạc và châu báu. Chúng sinh nhờ nguyện lực được sinh ở thế giới này sẽ thấy mình từ hoa sen sinh ra, mọi mong cầu sẽ được như ý, không còn già chết bệnh tật. Trong thế giới này, mọi chúng sinh đều cầu pháp và sẽ được nhập Niết-bàn. Nguồn hạnh phúc lớn nhất là được nghe A-di-đà giảng pháp, bên cạnh có hai vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí.

Cảnh Vật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc

Bảo Ðịa

Toàn cõi Cực Lạc, đất lưu ly trong suốt. Phía dưới có tràng kim cương nâng đỡ. Tràng kim cương ấy tám góc đều đặn, mỗi mặt có trăm thứ bảo châu. Mỗi bảo châu phóng nghìn tia sáng. Mỗi tia sáng có 84.000 màu, chói đất lưu ly sáng như nghìn ức mặt trời. Mặt lưu ly bằng phẳng, có dây vàng ròng cùng thất bảo giăng phân khu vực và đường xá. Mỗi dây báu phóng ra tia sáng trăm màu. Tia sáng ấy hình như hoa, như sao, như trăng, chiếu lên kết thành đài sáng chói ở giữa chừng không. Bên những đài sáng ấy có trăm ức tràng hoa, cùng vô số nhạc khí. Từ trong đài sáng thổi ra tám thứ gió nhẹ mát, làm rung động những nhạc khí ấy reo lên tiếng diễn nói pháp “Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã, Từ bi, Hỷ Xả, các môn Ba La Mật”.

Bảo Thọ

Trên bảo địa có vô số cây Chiên-đàn hương, vô số cây Kiết Tường quả, ngay hàng thẳng lối, nhánh, lá, bông, trái đều đặn chỉnh tề. Mỗi cây cao 8.000 do tuần. Thân, lá, bông, trái đều là chất thất bảo. Hoặc thứ cây thuần vàng, thuần bạc, thuần lưu ly, thuần pha lê, thuần xa cừ, thuần mã não, thuần chơn châu. Hoặc thứ cây gốc vàng thân bạc, nhánh, lá, thân, trái cũng phân vàng bạc, đây là cây hai chất báu. Có thứ cây gốc vàng, thân bạc, nhánh lưu ly, lá, bông, trái cũng phân vàng, bạc, lưu ly, đây là cây ba chất báu. Hoặc thứ cây thời bốn chất báu, thứ thời năm chất báu, thứ thời sáu chất báu, thứ thời bảy chất báu, cùng xen lẫn nhau hiệp thành.

Thế giới tây phương cực lạc được mọi người mong muốn
Thế giới tây phương cực lạc được mọi người mong muốn

Tất cả Phật sự trong cõi Cực Lạc đều hiện rõ bóng trong cây, và cả thập phương thế giới cũng hiện bóng rõ trong cây, như trong gương sáng.

Mỗi lá rộng 25 do tuần, một nghìn màu, đồng phát ánh sáng đẹp, làm gân lá như chuỗi ngọc.

Những bông xinh đẹp sắc vàng diêm phù đàn xen trong kẽ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên bông tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình quý của Thiên Ðế. Nơi trái phóng ra ánh sáng lớn tụ thành vô lượng tràng phan cùng bảo cái. Trong bảo cái ấy chói hiện tất cả Phật sự trong nước Cực Lạc cùng cả thập phương thế giới.

Bảy lớp lưới kết bằng diệu chơn châu giăng trên mỗi bảo thọ. Mỗi khoảng lưới có cung điện xinh đẹp như cung trời Phạm Vương. Trong cung điện tự nhiên có các Thiên đồng. Mỗi Thiên đồng đeo chuỗi năm trăm hột ngọc ma ni. Mỗi hột ma ni chiếu sáng trăm do tuần, làm cho trên cây chiếu sáng như trăm ức mặt trời mặt trăng hiệp lại.

Bảo Trì

Cực Lạc thế giới nơi nơi đều có ao tắm. Thành ao bằng thất bảo. Ðáy ao trải cát Kim Cương nhiều màu. Ao rộng trăm nghìn do tuần xem như biển cả.

Mỗi ao có sáu mươi ức hoa sen thất bảo. Mỗi bông tròn lớn 12 do tuần, đủ các màu đẹp, màu nào chiếu ánh sáng màu nấy. Trong ao, nước bát công đức từ Như Ý Châu Vương sanh, màu thất bảo, lên xuống theo cọng sen chảy lòn vào cánh bông. Tiếng nước chảy thanh tao diễn nói pháp mầu: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, các môn Ba La Mật.

Nơi Như Ý Châu Vương phóng ánh sáng sắc vàng ròng. Trong ánh sáng hóa thành các thứ chim đẹp đủ màu, bay lượn, kêu hót hòa nhã diễn nói pháp: ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ Ðề, bát chánh đạo, cùng ca ngợi niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng.

Mặt nước, làn sóng gợn lăn tăn, nổi lên nhiều tiếng dịu dàng: tiếng Phật, Pháp, Tăng; tiếng không, vô ngã, đại từ bi; tiếng ba la mật; tiếng thập lực, vô úy, bất cộng; tiếng thần thông, trí tuệ; tiếng vô tạo tác, bất sanh diệt, vô sanh nhẫn; nhẫn đến tiếng cam lồ quán đảnh, cùng vô biên diệu pháp. Người nghe đến những tiếng nầy, tâm liền thanh tịnh, thiện căn thành thục, hẳn không thối chuyển nơi đạo vô thượng Bồ Ðề.

Các thượng thiện nhơn, người Cực Lạc, lúc vào ao để tắm, nếu ý muốn ngập chơn, thời nước chỉ ngập chơn, nếu ý muốn nước đến bụng thời nước liền ngang bụng, cho đến ý muốn nước đến cổ thời mặt nước liền lên cao đến cổ. Nước ao tùy theo ý muốn của mỗi người mà sâu cạn, ấm mát điều hòa rất thuận thích. Người tắm, thân thể nhẹ nhàng khoan khoái, tâm thần vui vẻ, tịch tịnh, sáng suốt.

tay phuong cuc lac 2

Bảo Lâu

Bốn phía ao báu, những thềm bực đường sá do vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… hiệp thành. Trên có vô số cung điện nhiều từng.

Những tòa lâu đài nầy đều bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… nhẫn đến vô lượng chất báu xây thành.

Giảng đường, tịnh xá, lầu các cung điện của A Di Ðà Phật, của chúng Bồ Tát, Nhân dân, trăm nghìn muôn lần quý hơn cung điện của Tự Tại Thiên Vương nơi cõi Ta Bà nầy.

Những đền đài ấy, có thứ nổi lên ở giữa chừng không như mây, cao lớn tùy theo ý muốn của người ở. Có hạng không theo ý muốn mà trụ trên bảo địa. Ðó là do công hạnh tu hành sâu dày hay kém ít nên chỗ ở khác nhau như thế. Nhưng những sự hưởng dụng như ăn mặc v.v… đều bình đẳng.

Bốn phía đền đài đều trang nghiêm với những hoa tràng cùng vô lượng nhạc khí. Gió mát nhẹ rung những nhạc khí ấy hòa reo thành tiếng pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã, Từ Bi, Hỷ Xả, các môn ba la mật.

Bảo Tọa

Cực Lạc thế giới, đức Phật, chư Bồ Tát, cùng nhân dân đều ngồi trên tòa sen báu. Những tòa sen ấy, từ một chất báu, hai chất báu, nhẫn đến vô lượng chất

Thế giới tây phương cực lạc dưới góc nhìn khoa học

Nếu đứng trên góc nhìn của khoa học, hiển nhiên là thế giới Tây Phương Cực Lạc sẽ bị bác bỏ. Nhưng có ai dám khẳng định rằng khoa học có thể giải thích tất cả mọi sự vật và hiện tượng được xem là kỳ lạ trên thế gian này. Dù ngàn đời sau, giữa khoa học và tâm linh vẫn giữ thế cân bằng đúng mực, tuy có phần mâu thuẫn nhưng lại bổ sung cho nhau để lý giải tất thảy những bí mật trên thế gian này.

Tây phương cực lạc theo giới khoa học
Tây phương cực lạc theo giới khoa học

Có một số điển cố kể lại rằng, khi khoa học chưa ra đời, đức Phật đã nhìn thấy được trong một bát nước có hàng ngàn vạn sinh vật (vi trùng), hoặc Ngài cũng đã nhìn thấu có hằng hà sa số những thế giới khác khi mà khoa học chưa hề nhận biết điều này cho đến tận 20 thế kỷ sau. Cho nên, khoa học không hề thống trị mà vẫn chứa đựng những thiếu sót rất riêng. Nhưng với tuệ nhãn của Phật, ngài đã nhìn ra những điều khoa học chưa thể làm được, tin hay không tin vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Khoảng 20 năm cách đây, con người đã phát hiện có sự xuất hiện của người ngoài hành tinh rơi xuống Philipin từ đĩa bay. Từ đó, khoa học đã ra sức tìm hiểu và cho đến bây giờ khoa học đã nhìn ra được người ngoài hành tinh đến từ đâu chưa? Dù có phát triển đến thế nào, thì khoa học vẫn không thể biết chính xác được ngoài con người trên trái đất còn có bao nhiêu thế giới khác, kể cả Tây Phương Cực Lạc. Cho nên nói, khoa học cũng chưa dám khẳng định là có hay không thế giới này.

Xem thêm: 

MR PHƯƠNG 0965.435.666