Nghĩa trang Gò Dưa và những điều chưa biết nghĩa trang này

Đối với những người dân sinh sống và lập nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, do tình trạng quỹ đất hẹp nên không dễ để có được một mộ phần đẹp. Chính vì vậy, nghĩa trang Gò Dưa là một trong những vùng đất được nhiều người lựa chọn để yên nghỉ, thanh thản cuối cuộc đời. Tuy nhiên, với sự rộng lớn và giao thông chằng chịt của Thành phố, con đường đi đến nghĩa trang nhanh nhất và dễ tìm nhất là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Cùng Bandatnghiatrang tìm hiểu ngay nhé

Xem ngay:  Giá đất nghĩa trang Lạc Hồng Viên 

Nội dung bài viết

Vài nét về nghĩa trang Gò Dưa

Nghĩa trang Gò Dưa được xây dựng tại phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Nghĩa trang đã được hình thành từ năm 1966 bởi hội Trung Việt Ái Hữu, với mục đích làm nơi an nghỉ cho những người con xứ Quảng sinh sống tại Thành phố.

Kể từ năm 1978, hội Trung Việt Ái Hữu đã trao lại quyền quản lý nghĩa trang cho Ủy Ban Nhân Dân xã Tam Bình, huyện Thủ Đức. Sau khi quận Thủ Đức được thành lập, nghĩa trang được chuyển về dưới sự quản lý của Ủy ban Nhân dân phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức.

>>> Xem thêm: Nghĩa trang Gò Đen và những điểm tiêu biểu cần biết

Mộ phần cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Chắc hẳn nhiều người khi nghe đến cái tên nghĩa trang Gò Dưa đều cảm thấy tưởng nhớ về người nhạc sĩ đa tài của nền âm nhạc Việt. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và mẹ của ông bà Lê Thị Quỳnh đều an nghỉ tại khu nghĩa trang này.

Phần mộ bà Lê Thị Quỳnh - mẹ ruột nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Phần mộ bà Lê Thị Quỳnh – mẹ ruột nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ngôi mộ của nhạc sĩ được xây dựng khá đẹp và sáng tạo với bức chân dung của ông được in nổi trên đá. Hình ảnh này gợi nhớ đến nhạc sĩ lúc sinh thời và mang đến nhiều kỷ niệm đẹp cho những người đến viếng mộ.

Ngay cạnh phần mộ của nhạc sĩ là mộ phần bà Lê Thị Quỳnh, người mẹ kính yêu của cố nhạc sĩ Trịnh Công. Ngôi mộ được chính nhạc sĩ và những người em trong gia đình xây dựng vào năm 1991.

Phần mộ của bà vẫn còn lưu giữ bút tích của người nhạc sĩ tài hoa với những dòng chia sẻ thấm tình mẫu tử: “Có một người đàn bà yêu thương và tin tưởng tôi nhất trên đời này, người ấy có thể vì tôi mà hy sinh cả tính mạng. Đó là mẹ tôi…”.

Cổng chào Nghĩa trang lịch sử Gò Dưa, Quận Thủ Đức
Cổng chào Nghĩa trang lịch sử Gò Dưa, Quận Thủ Đức

Đường đi nghĩa trang lịch sử Gò Dưa đơn giản nhất

Khi có nhu cầu đến viếng mộ tại Gò Dưa, bạn có thể sử dụng các loại phương tiện cá nhân hay xe buýt.

Đối với phương tiện cá nhân

Để đến được nghĩa trang Gò Dưa, con đường đơn giản nhất là xuất phát từ Quận Bình Thạnh, tiếp tục đi qua cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước rẽ phải. Tiếp tục đi theo hướng quốc lộ 1A để đến khu Tam Bình – Sóng Thần. Nghĩa trang Gò Dưa nằm ở phía bên tay trái của bạn.

Đối với xe buýt

  • Điểm xuất phát từ trường Đại học Trần Đại Nghĩa, bạn sẽ lên xe số 03 với thời gian di chuyển dự kiến là 89 phút.
  • Điểm xuất phát từ trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, bạn sẽ lên xe số 104 với thời gian di chuyển dự kiến là 37 phút.
  • Điểm xuất phát từ Công viên Gia Định, bạn sẽ lên xe số 03 và chuyển tuyến xe số 09 với thời gian di chuyển dự kiến là 54 phút.
  • Điểm xuất phát từ Khu du lịch Suối Tiên, bạn sẽ lên xe số 33 với thời gian di chuyển dự kiến là 46 phút.
Phần mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Nghĩa Trang lịch sử Gò Dưa
Phần mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Nghĩa Trang lịch sử Gò Dưa

Trên đây là những chia sẻ về nghĩa trang lịch sử Gò Dưa và những hướng đi đơn giản nhất để đến khu nghĩa trang này. Nếu bạn đang có nhu cầu mai táng, cải táng cho người thân trong gia đình, có thể tham khảo thêm về Lạc Hồng Viên, công viên nghĩa trang lớn, hiện đại nhất miền Bắc với ý nghĩa tâm linh sâu sắc.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MR PHƯƠNG 0965.435.666