Thủ tục cúng giỗ, ma chay theo đúng chuẩn phong tục Việt Nam

Cúng giỗ không chỉ thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên, cha mẹ mà còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân đất Việt. Hôm nay, bài viết sẽ cùng với các bạn đi tìm hiểu thủ tục cúng giỗ, ma chay của người Việt Nam ngay dưới đây nhé.

Những bài viết liên quan:

Tìm hiểu về thủ tục cúng giỗ

Ngày giỗ hay còn gọi là thủ tục ma chay, là ngày mất của một thành viên nào đó trong gia đình tính theo thời gian âm lịch. Là dịp để người thân, con cháu tổ chức cúng cơm hàng năm để tưởng nhớ đến người đã mất, là thời điểm thích hợp để gặp mặt nhận họ hàng và bàn bạc về các công việc chung của gia đình nói riêng và dòng họ nói chung.

Cúng giỗ ông bà, cha mẹ đã khuất luôn được thực hiện chỉn chu, nghiêm trang
Cúng giỗ ông bà, cha mẹ đã khuất luôn được thực hiện chỉn chu, nghiêm trang

Thủ tục cúng giỗ vào ngày nào đúng?

Trong phong tục ma chay, cúng giỗ, dựa vào thời gian mất của người đã khuất con cháu sẽ tiến hành 3 ngày giỗ với 3 nghi thức khác nhau. Gồm:

+ Giỗ đầu: Là ngày giỗ đầu tiên của người đã mất được tiến hành sau 1 năm về cõi vĩnh hằng. Giỗ đầu cũng là thời gian nằm trong kỳ tang chế, vẫn đang trong không khí bi ai và buồn thảm.

Có 3 ngày giỗ với 3 thủ tục cúng giỗ
Có 3 ngày giỗ với 3 thủ tục cúng giỗ

+ Giỗ hết: Là ngày giỗ được tiến hành sau khi người quá cố đã mất được hai năm. Thủ tục ma chay trong thời gian này vẫn được tổ chức với nghi thức trang nghiêm.

+ Giỗ thường: Là ngày giỗ được tiến hành sau khi quá cố đã mất được 3 năm trở lên. Đối với ngày giỗ thường, người thân, con cháu sẽ không mặc tang phục nữa. Là thời điểm để con cháu sum họp lại với nhau, tưởng nhớ người đã mất, trò chuyện và bàn bạc về chuyện gia đình hay dòng họ.

Bài văn khấn trong thủ tục cúng giỗ

Khi tổ chức các thủ tục cúng giỗ, không thể thiếu bài văn cúng giỗ đầu. Thực tế, các bài văn khấn giỗ đầu có sự khác nhau giữa các đối tượng, cấp bậc. Khác nhau giữa văn khấn cúng giỗ ông bà nội ngoại với cha mẹ, chồng chồng. Khác nhau giữa văn khấn cúng giỗ trẻ sơ sinh với bà cô tổ, ông mãnh.

Khi cúng giỗ không thể thiếu bài văn cúng giỗ
Khi cúng giỗ không thể thiếu bài văn cúng giỗ

Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn một số bài văn cúng giỗ đầu, cụ thể:

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Hôm nay là ngày…tháng…năm…, âm lịch tức ngày….tháng…năm…dương lịch.

Tại (địa chỉ):……Con/cháu/ phu/ thê là………cùng các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.Nay nhân ngày lễ Chung Thất theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm có:…………

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của ….(tên người đã khuất)

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Cha/ mẹ/vợ/ chồng/con/cháu… đi đâu, vội vàng chi mấy

Trời cao có thấy, thảm thiết muôn phần thương thay!

Đời người giấc mộng, hình ảnh phù vân

Ngày tựa chim hay, tiết vừa bốn chín (hoặc trăm ngày)

Thoi đưa thấm thoát nay đã bảy tuần (hoặc trăm ngày)

Cây lặng gió lay, khóc làm sao được

Lưng cơm đĩa muối, gọi chút đền ân

Xin cha (mẹ) về thượng hưởng.

Hoặc, các bạn có thể áp dụng bài văn khấn bằng chữ Hán dưới đây để thực hiện nghi thức thủ tục cúng giỗ đầu:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ

Tín chủ (chúng) con là:………… Tuổi……………………

Ngụ tại:………………………………………………………..

Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).

Chính ngày Giỗ Đầu của:………………………………………………

Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tâm thành.

Thành khẩn kính mời:…………………………..Mất ngày tháng năm (Âm lịch):………………………………………..

Mộ phần táng tại:…………………………………………..

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Như vậy, bài viết đã chia sẻ xong thủ tục cúng giỗ, ma chay theo đúng chuẩn phong tục của người Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn trong việc thực hiện nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên.

Đây là Website chính thức của công viên nghĩa trang Hòa Bình

Tìm hiểu về dự án tại đây công viên nghĩa trang : https://congviennghiatrang.com/ 

Tham khảo bảng giá đất nghĩa trang Lạc Hồng Viên: Tại đây!

Mọi yêu cầu thắc đặt lịch tham quan miễn phí xin vui lòng liên hệ Mr.Phương Hotline:0965.435.666

Xem thêm:

CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG LẠC HỒNG VIÊN

Trọn Một Chữ Tình !

* Hotline: 0878 32 4444

* Địa chỉ: Xã Mông Hóa, TP Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình

* Văn Phòng Giao Dịch: Tòa Nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm Hà Nội

* Website của chùng tôi :

Dịch vụ chúng tôi cung cấp:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MR PHƯƠNG 0965.435.666